Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Van bướm
Tại sao lại gọi là van bướm
Van bướm là một thiết bị chuyên dụng thường được ứng dụng trong các đường ống công nghiệp. Thiết bị đóng mở đường ống bằng đĩa van ( cánh van). Cánh van này có hình ảnh giống như 2 cánh của con bướm nên van này có tên gọi khác là Butterfly valve
Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến dòng van này.
Cấu tạo của van bướm
Van bướm nhìn chung có cấu tạo tương đối đơn giản, thiết bị gồm những bộ phận sau:
Bộ điều khiển van: Gồm có điều khiển bằng tay gạt, tay quay hay điều khiển bằng điện hoặc khí nén. Đây là bộ phận phụ trách điều khiển van
Trục ty: Trục dài nằm ở giữa bộ phận điều khiển và đĩa van, khi được lệnh điều khiển, trục có tác dụng truyền lực xuống đĩa van
Đĩa van: Hình cánh bướm tròn và dẹt, đây là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dòng chảy
Gioăng làm kín: Làm từ cao su tiêu chuẩn PTFE có khả năng kháng hóa chất ăn mòn và chịu được nhiệt độ tương đối cao
Cổng liên kết van: Là bộ phận liên kết trực tiếp với đường ống, có nhiều tùy chọn về tiêu chuẩn kết nối đường ống khác nhau
Thông số về van bướm
Thân van được làm bằng: inox304, inox316, gang, thép, nhựa
Cánh van được làm bằng chất liệu: inox304, inox 316 hoặc là nhựa
Trục van được làm chủ yếu bằng chất liệu inox 304 hoặc 316 để chịu nhiệt.
Gioăng làm kín được làm bằng chất liệu: PTFE( teplon) hoặc EPDM( cao su)
Van được kết nối với đường ống bằng 2 phương pháp : Wafer ( kẹp bích) và mặt bích
Tiêu chuẩn của mặt bích: Jis10K, BS
Áp lực làm việc của van : PN10 hoặc PN16
Nhiệt độ làm việc của van: tùy thuộc vào chất liệu của gioăng dao động từ 50 độ – 220 độ
Dạng van bướm: tay gạt hoặc tay quay. Ngoài ra còn sử dụng điều khiển bằng khí nén hoặc động cơ điện
Kích cỡ của van: DN40, DN50, DN65, DN80, DN100, DN125, DN150, DN200, DN250, DN300, DN350, DN400…. DN900, DN1200.
Xuất xứ: Hàn Quốc, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc
1 số thương hiệu nổi bât: Wonil, Samwoo, Emico, KBV
Van có đường kính khá rộng, thích hợp cho các dòng chảy lớn
Nguyên lý hoạt động của van bướm
Tay gạt: Kéo thanh tay gạt theo hướng cùng chiều kim đồng hồ, thanh tay gạt đi đến đâu đồng nghĩa với việc đĩa van ở đó, khi van mở hoàn toàn tức là tay kẹp đang vuông góc với đường ống. Để đóng van làm ngược lại khi mở
Tay quay: Xoay tay quay (Vô lăng) theo hướng cùng chiều kim đồng hồ, do được trang bị hộp số trợ lực nên van xoay khá đơn giản, khi xoay hết và không xuay được nữa đồng nghĩa với việc van đã được mở hoàn toàn
Điều khiển điện hoặc khí nén: Sử dụng dạng nặng lượng để điều khiển đóng mở van từ xa bằng cách cấp nguồn điện hoặc khí nén theo như công bố của nhà sản xuất
Ứng dụng của van bướm
Van bướm lắp được nhiều môi trường khác nhau và nhiều kích cỡ khác nhau. Môi trường của van phụ thuộc vào chất liệu thân van:
Dùng cho nước
Với môi trường nước sạch, các đơn vị sử dụng chủ yếu là van bướm gang vì lưu chất đi qua van nhiệt độ không cao và cũng không có độ ăn mòn. Hoặc có thể sử dụng dòng van chất liệu nhựa.
Dùng cho môi trường có nhiệt độ cao
Với môi chất qua van là loại có nhiệt độ cao trên 100 độ, chúng ta cần sử dụng loại van bướm có chất liệu inox hoặc thép. Van inox có lớp gioăng được làm bằng chất liệu teplon, chất liệu này có thể chịu nhiệt độ lên đến 150 hoặc 180 độ.
Dòng valve bướm toàn bộ inox có thể chịu được đến trên 200 độ và có 1 số loại chịu được đến 400 độ.
Dùng cho hóa chất
Với môi trường hóa chất chúng ta có thể chia ra làm 2 mức độ khác nhau. Với hóa chất có độ ăn mòn nhẹ chúng ta có thể sử dụng chất liệu van bằng inox. Còn với hóa chất có độ ăn mòn cao, chúng ta phải sử dụng van bướm nhựa.
Phân loại van bướm theo cách thức hoạt động
Van bướm tay gạt – mỏ vịt
Đây là loại van có kích cỡ nhỏ, kích cỡ lớn nhất chỉ đạt đến DN300. Loại van này có 1 số tên gọi khác như: Van mỏ vịt hay van tay kẹp
Van bướm tay quay-vô lăng
Dòng van này vận hành nhẹ nhàng , dùng lực bánh răng để mở van nên kích cỡ của dòng này khá lớn. Có những van có kích cỡ lên đến DN1200.
Van bướm điều khiển
Đây là loại van được cải tiến theo thời gian , theo sự phát triển của ngành công nghiệp. Van bướm điều khiển có 2 loại là dòng điều khiển khí nén và dòng điều khiển điện.
Dòng van điều khiển tự động giúp cho nhà máy giảm được rất nhiều nguồn nhân lực khi vận hành. Đồng thời điều khiển cũng đạt độ chuẩn xác cao về thời gian và lưu lượng đi qua van.
Cách lắp đặt van bướm
Lắp đặt van phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Dưới đây sẽ là 1 vài yếu tố mà các bạn cần quan tâm để lắp van chuẩn xác.
- Kích cỡ van là bao nhiêu. Đây là điều rất quan trọng để lắp van đúng kích cỡ với đường ống. Có 1 điều cần lưu ý các bạn là có những cách gọi kích cỡ như phi, D hoặc DN. Vì vậy khi cung cấp số liệu cho nhà cung cấp các bạn nên thống nhất về cách tính.
- Van bướm có 2 dạng chính là kiểu lắp Wafer ( kẹp bích đa tiêu chuẩn) hoặc 2 mặt bích. Với trường hợp van Wafer thì bích tiêu chuẩn nào cũng vừa, chỉ cần kẹp van vào giữa 2 mặt bích và siết bulong là sử dụng được. Còn trường hợp van 2 mặt bích thì cần xác định mặt bích tiêu chuẩn gì, BS hay Jis10K để lắp vừa với nhau.
- Với van điều khiển bằng khí nén các đơn vị cần chuẩn bị hệ thống dây khí nén. Với dòng van điều khiển bằng điện các bạn cần chuẩn bị dây điện để cấp nguồn cho động cơ.
Cấu tạo các bộ phận của van bướm
Ưu điểm và nhược điểm của van bướm
Ưu điểm
- Có nhiều chất liệu khác nhau để phù hợp được nhiều môi trường. Có inox, gang, thép và nhựa.
- Van có cả dạng tay gạt hoặc tay quay, phù hợp với mọi địa hình trong nhà máy.
- Van có thể dễ dàng chuyển đổi từ dạng van cơ sang van điều khiển tự động rất dễ dàng và không cầu kỳ như van cổng hay van cầu hơi và cả van bi nữa.
- Giá thành rẻ nhất trong số các loại van cùng kích cỡ, cùng chất liệu.
- Van bướm lắp ráp dễ dàng và có trọng lượng nhẹ hơn các van khác, nên hiện tượng võng đường ống hay phải gia cố đường ống với những van lớn là gần như không cần thiết.
Nhược điểm
- Nhược điểm lớn nhất của van có thể là kích cỡ van. Vì van có kích cỡ nhỏ nhất là DN40.
- Kết nối của van bướm với đường ống chỉ có loại lắp bích, không có loại lắp ren như các dòng van khác.
- Trong quá trình mở van, cánh van vẫn nằm trong đường ống nên sẽ bị ăn mòn chút xíu khi lưu chất đi qua van có độ ma sát lớn. Tuy nhiên việc ăn mòn này là không đáng kể.
Xem thêm về các dòng van công nghiệp khác tại: https://vanhanquoc.vn/