Hiển thị 1–12 của 13 kết quả

Trong thị trường cung cấp thiết bị van công nghiệp. Thì van cổng được đánh giá là một sản phẩn van thông dụng bậc nhất hiện nay. Sở dĩ như vậy là nó được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau, có độ bền cao. Tại sao sản phẩm lại được sử dụng phổ biến như vậy, chúng ta cùng xem tìm hiểu nhé!

Hình ảnh van cổng
Hình ảnh van cổng

Van cổng là gì?

Van cổng hay còn được gọi là van cửa. Có tên gọi tiếng Anh là Gate valve. Là dòng van có thể lắp đặt trên đường ống để thực hiện chức năng đóng hoặc mở để điều tiết dòng chảy. Khi dòng lưu chất được chặn thì nghĩa là van đang ở trạng thái đóng và ngược lại. Để có thể đóng mở van một cách dễ dàng nhờ tất cả vào đĩa van. Đĩa van sẽ nhận lực và được năng lên hạ xuống giống như cánh cổng.

Quá trình hoạt động của thiết bị được thực hiện bằng cách thực hiện thao tác xoay vô lăng hoặc bộ điều khiển theo chiều kim đồng hồ để đóng; và ngược chiều  kim đồng hồ để mở. Vì vậy mà thiết bị là loại phổ biến nhất hiện nay, được ứng dụng dùng cho công nghiệp, dân dụng. Được sử dụng nhiều nhất trong hệ thống cấp thoát nước.

Lịch sử hình thành và phát triển van cổng

Van cổng là thiết bị được sử dụng rộng rãi và phổ biến tại nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, nhiều người sẽ thắc mắc đến lịch sử ra và những giai đoạn phát của van. Vậy chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu ở mục dưới đây nhé!

Trong giai đoạn mới hình thành thì van chỉ được phục vụ ngành công nghiệp ở Hoa Kỳ. Và đến khoảng giữ thế kỷ 19 thì van cửa có bước đột phá; là van được sử dụng rộng rãi hơn, vượt qua lãnh thổ Hoa Kỳ

  • Vào năm 1839, ông New Haven, Charley W.Peckham được cấp bằng sáng chế đầu tiền cho van cổng ở Mỹ.
  • Vào những năm 19040 và đầu năm 1950 là năm bùng nổ về những người sáng chế ra dòng van điều khiển.
  • Đến đầu thế kỷ 20, áp lực hơi nước mới bắt đầu vượt qua mức 150 – 200 psi. Với áp suất này thì van được làm từ đồng và sắt. Vật liệu gang trong nhiệt độ tối đa 350 – 400 độ C.
  • Trong khoảng thời gian 1915 – 1925 là sự đổi mới trong ngành điện đã dẫn đến sự gia tăng của nhiệt độ và áp suất vận hành. Và thời kỳ này thì van được làm từ chất liệu mới, là thép. Loại chất liệu có độ bền cao, chịu được nhiệt tốt.
  • Đến ngày thì van càng ngày càng phát triển và được nhiều nước trên thế giới sản xuất. Cùng với đó là nhiều thương hiệu nổi tiếng, chất lượng uy tín đã ra đời.
Lịch sử hình thành van cổng
Lịch sử hình thành van cổng

Những tên gọi phồ biến của van cổng

Ngoài tên gọi trên thì thiết bị còn được gọi theo một số cách khác theo đặc thù vùng miền như:

  • Van cửa
  • Van chặn
  • Van 2 chiều
  • Van khóa

Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của van bi

  1. Cấu tạo:

Hình ảnh cấu tạo van cổng
Hình ảnh cấu tạo van cổng

Van được xuất hiện lâu đời, trải qua nhiều giai đoạn và được cải tiến liên tục. Và van được cấu tạo từ các bộ chính sau đây:

  • Thân van

Là bộ phận quan trọng nhất và lớn nhất. Được chế tạo bằng phương pháp đúc và được ghép lại với nhau. Bộ phận này được chế tạo từ vật liệu gang, nhựa, inox, thép… Và nó sẽ đúc kèm 2 mặt bích ở 2 đầu, mục đích để kết nối với đường ống tốt hơn. Trong đó, đĩa van và trục van bên trong, tạo nên một khối chắc chăn. Phần thân van được cố định bởi các bulong, đai ốc tránh rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.

  • Đĩa van

Là bộ phận chính để có thể ngăn hoặc cho phép phép dòng chảy đi qua. Nhờ bộ điều khiển hoặc tay gạt, tay quay để tạo ra lực. Lực đó được tác động lên đĩa van; giúp nó có thể nâng lên hạ xuống để ngăn hoặc cho phép dòng chảy đi qua. Tùy vào thiết kế mà van được làm từ gang bọc cao su.

  • Trục van

Là một phận cũng khá quan trong, được kết nối phần trên với vô lăng và phần dưới với đĩa van. Nó giúp cho đĩa van được kéo lên xuống; đây chính là bộ phận chịu lực tác động nhiều nhất nên nó thường được làm từ những kim loại cứng, có độ chịu nhiệt, chịu nhiệt tốt và chịu ma sát tốt.

  • Tay van

Là bộ phận dùng để trực tiếp vận hành việc đóng mở của van hoặc là điều tiết dòng lưu lượng của van. Bộ phận này còn có một tên gọi khác nữa là vô lăng. Nó được làm từ những vật liệu khác nhau tùy theo mục đích sử dụng trong những môi trường như thế nào. Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài nên thường được làm từ thép, gang; để có sự chống ăn mòn cao.

  • Gioăng làm kín

Đây cũng là bộ phận quan trọng không thể thiếu. Phần này được làm từ chất liệu nhựa cao cấp. Nó có chức làm kín, tránh hiện tượng rò rỉ lưu chất ra bên ngoài. Vì vậy mà nó cũng cần phải có độ bền cao.

  • Nắp van

Đây là bộ phận ở phía trên của thân van và thường được sử dụng trong quá trình sản xuất. Ưu điểm của bộ phận này là nó có tháo ra được trong mỗi lần bảo dưỡng, bảo trì. Và lắp van này có thể lắp ghép theo nhiều kiểu khác như: mặt bích, ren, hàn…

  • Cửa van

Là nơi cho dòng lưu chất đi qua và chảy trên đường ống. Thường cửa van sẽ có kích thước bằng với kích thước của đường ống.

  • Ghế đệm

Là bộ phận nằm bên dưới của thân van, giúp cho quá trình đóng mở van kín hoàn toàn và giúp việc vận hành trở nên nhẹ nhàng, giảm lực.

  1. Nguyên lý hoạt động của

Nhắc đến nguyên lý hoạt động của van thì cũng dễ dàng và thuận tiện. Thiết bị được hoạt động như sau:

Bước đầu, khi ta tiến hành cho van hoạt động thì ta sẽ cần quay vô lăng bằng tay hoặc bộ điều khiển tự động, theo chiều kim đồng hồ. Ngay lập tức, trục van sẽ nhận được lực và truyền chuyển động từ vô lăng, nó sẽ chuyển động tinh tiến dần lên. Và lúc này trục van và đĩa van sẽ được liên kết chặt chẽ và đĩa van được di chuyển lên xuống và cắt ngang vào lưu chất bên trong đường ống. Khi đó dòng chảy là hơi nước, xăng, dầu,… sẽ bị chặn lại bởi cánh van và không có bất kỳ sự rò rỉ nào. Lúc này van đang ở trạng thái đóng hoàn toàn.

Ngược lại, khi ta xoay van theo ngược chiều kim đồng hò thì đĩa van sẽ được nâng lên trên thoát dần khỏi dòng chảy và cho lưu chất lưu thông trong đường ống với tốc độ nhanh và cao nhất. Lúc này, van đang ở trạng mở hoàn toàn.

Trong một vài trường hợp thì ta vẫn có thể sử dụng van để mở một cách không hoàn toàn, với mục đích điều tiết được dòng chảy. Nhưng đĩa van rất dễ bị ăn mòn vì lực ma sát của lưu chất lớn. Vì vậy mà không nên lạm dụng van với mục đích điều tiết dòng chảy.

Vậy van cổng dùng để làm gì?

Vì van cổng được sử dụng nhiều trong hầu hết các lĩnh vực từ dân dụng cho tới công nghiệp. Chúng được sử dụng trong các lưu chất như: nước, dầu…

Thiết bị được sử dụng với mục đích đóng mở lưu chất qua hoàn toàn, không dùng để điều tiết lưu lượng. Vì dòng chảy thay đổi xảy ra gần van, vận tốc chất lỏng tương đối cao nên gây ra hiện tượng mài mòn đĩa và có thể rò rỉ lưu chất ra bên ngoài.

Van sẽ cho phép dòng lưu lượng chảy qua 100% với sự sụt áp rất nhỏ. Thiết bị thường được lắp ở đầu hoặc là cuối hệ thống để làm nhiệm vụ cấp hoặc xả dòng lưu chất.

Ưu và nhược điểm của van cổng

  1. Ưu điểm

Là một thiết bị có lịch sử lâu đời và được sử dụng phổ biến, ưa chuộng nên dòng van chứa cho mình nhiều ưu điểm và lợi thế. Cụ thể là:

  • Là loại van có thể sử dụng được 2 chiều.
  • Được làm từ chất liệu tốt nên van có độ bền cao, ít mài mòn nên tuổi thọ cao
  • Áp suất giảm trong quá trình hoạt động là rất ít
  • Chiều rộng của thân van hẹp, chiếm ít diện tích lắp đặt
  • Cung cấp dòng chảy tầng
  • Các tính năng đóng cửa rất tốt
  • Trong quá trình đóng mở van không gây ra hiện tượng búa nước trong hệ thống; giúp cho bảo vệ an toàn; tránh tình trạng nguy hiểm nổ, vỡ.
  • Vận hành đơn giản, tốn ít năng lượng
  • Có thể được sử dụng trong nhiều môi trường khác nhau
  1. Nhược điểm

  • Không thể sử dụng để điều tiết dòng chảy
  • Với những van có kích thước lớn thì yêu cầu không gian rộng để có thể lắp đặt, vận hành và bảo trì
  • Quá trình đóng mở chậm. Việc đóng mở mất một thời gian nhất định. Vì vậy tránh lắp đặt ở một số vị trí đóng mở nhanh
  • Sự di chuyển chậm của đĩa gần cị trí đóng hòa toàn dẫn đến vận tốc chất lỏng cao; gây ra hiện tượng ăn mòn và áp lực cáo tại các bề mặt tiếp nối giữa đĩa van và thân van. Lúc đó nó gây ra sự dồn nén của các bộ phận trượt.
  • Khi hoạt động thì van tạo ra sự rung động và tiến ổn khi van ở trạng thái đóng không hoàn toàn. Vì lưu chất tiếp xúc với đĩa van và va đập với nhau tạo ra tiếng ồn khá lớn.
  • Một số thiết kế của van cổng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt và áp suất, tùy thuộc vào ứng dụng.
  • Gặp khó khăn trong việc sửa chữa hoặc gia công đĩa van tại chỗ.

Phân loại van cổng

  1. Phân loại theo thiết kế

  • Van cổng ty chìm

Là loại có trục van cố định với vô lăng, có kiểu nối ren với đĩa van. Đĩa van được kéo lên hạ xuống để có thê đóng mở được van. Loại này thường được sử dụng trong những đường ống đặt sâu phía dưới hoặc nơi có không gian chặt hẹp. Và phần ty nằm bên trong thân giúp van khi hoạt động sẽ không vướng víu mặc kẹt trục.

Hình ảnh van cổng chìm
Hình ảnh van cổng chìm
  • Van cổng ty nổi

Là loại trục van được nổi lên cùng với đĩa van khi ở trạng thái mở. Loại này thì đĩa van và trục van được kết nối với nhau. Khi hoạt động thì trục van được bắt ren với vô lăng khi quay. Nó sẽ làm trục van chạy theo ren, ty van được nhô lên hoặc hạ xuống; tương đương với việc mở và đóng van. Loại này có ưu điểm là người vận hành có thể quan sát được chu trình đóng mở van thông qua phần trục nổi lên.

Hình ảnh van cổng nổi
Hình ảnh van cổng nổi
  • Van cổng dao

Là loại có thiết kế bao gồm: đĩa van, thân van được chế tạo mỏng như một lưỡi dao. Van được làm từ nhiều chất liệu tốt khác nhau nên có thể sử dụng được trong những môi trường có độ rò rỉ thấp; trong điều khiện ăn mòn. Ưu điểm của van là hoạt động ổn định; tính chất độ nhớ cao, dạng hạt; có độ kết dính giúp van không bị tắc nghẽn khi làm việc.

Hình ảnh van cổng dao
Hình ảnh van cổng dao
  1. Phân loại theo chất liệu

  • Van cổng gang

Đây được xem là dòng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực từ lĩnh vực dân dụng cho đến công nghiệp. Giá cả thì phải chăng; ứng dụng trong những hệ thống cấp nước, thoát nước, PCCC.

  • Van cổng thép:

Là loại van có thể chịu được nhiệt độ và áp lực cao. Được đúc nguyên khối bằng thép và thường dòng van cổng ty nổi. Thường được ứng dụng trong những môi trường như: nước nóng, hơi nước, dầu nóng, gas…

  • Van cổng inox:

Được chế tạo từ chất liệu inox 201, inox 304, inox 316. Là loại van có thể sử dụng được trong những môi trường có tính ăn mòn mạnh, môi trường có nồng độ axit cao. Ứng dụng trong những hệ thống như: cấp nước sạch, hệ thống xử lý nước thái, dầu, hóa chất…

  • Van cổng đồng

Là loại thiết bị được ứng dụng rộng rãi cho hệ thống dân dụng. Có kích thước nhỏ nên phù hợp với những hệ thống có đường kính nhỏ. Giá thành thì khá rẻ. Được sử dụng trong hệ thống cấp nước sạch, hệ thống tưới tiêu; các nhà máy cấp nước công nghiệp. Loại này thường là loại lắp ren, thuận tiện cho việc lắp đặt.

  • Van cổng nhựa

Là dòng van được chế tạo từ nhiều loại nhựa khác nhau như: PVC, uPVC, CPVC… có độ bền, không bị oxy hóa hay biến dạng theo thời gian. Nhưng loại này không chịu được áp lực cao, khoảng 16 bar trở lại.

  1. Phân loại theo kiểu kết nối

  • Van cổng mặt bích

Là dòng van có hai đầu được đúc kèm mặt bích để có thể kết nối với hệ thống đường ống. Thường được sử dụng trong những đường ống từ DN50 trở lên. Với kiểu kết nối này thì van tạo ra độ kín và độ chắc chắn cao trong khi hoạt động.

Hình ảnh van cổng mặt bích
Hình ảnh van cổng mặt bích
  • Van cổng nối ren

Là dòng có kích thước vừa và nhỏ từ DN50 trở xuống. Có thiết nhỏ gọn và dễ dàng lắp đặt kết nối với đường ống. Việc vận hành ổn định và thời gian đóng mở van ngắn.

Hình ảnh van cổng lắp ren
Hình ảnh van cổng lắp ren
  • Van cổng nối hàn

Loại này dùng cho hệ thống có áp lực và yêu cầu cao về độ chống rò rỉ. Loại này chịu nhiệt tốt hơn 2 dạng kết nối trên. Nhưng chi phí cao và tốn thời gian để lắp đặt.

Hình ảnh van cổng nối hàn
Hình ảnh van cổng nối hàn
  1. Phân loại theo kiểu vận hành

  • Van cổng vận hành bằng tay

Đây là loại vận hành thông dụng nhất, được sử dụng nhiều trong hệ thống. Để van có thể hoạt động được thì nó nhờ hoàn toàn vào sức người. Loại vận hành này chỉ thích hợp với kiểu hệ thống vừa và nhỏ. Còn van có kích thước lớn thì nên sử dụng bộ điều khiển tự động.

  • Van cổng điều khiển bằng điện

Là dòng van sử dụng nguồn điện 24V, 220V…Động cơ khi nhận được nguồn điện thì sẽ truyền động qua hộp số và truyền tới trục van; giúp cho cánh van được nâng lên hạ xuống. Ứng dụng trong những loại van có kích thước lớn và vị trí lắp đặt chật hẹp.

  • Van cổng điều khiển bằng khí nén

Cũng như dòng điều khiển điện thì loại này giúp cho việc vận hành van dễ dàng hơn. Người dùng có thể vận hành từ xa, có độ an toàn cao. Nếu sử dụng van này thì cần phải lắp đặt thêm hệ thống cấp khí nén. Và giá thành khá cao.

Ứng dụng của van cổng

Thông qua những mục ở trên có thể thấy được van cổng được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống. Nó được ứng dụng trong những hệ thống điển hình sau:

  • Hệ thống cấp nước sạch, nước sinh hoạt trong khu dân cư, nhà máy nước sạch
  • Sử dụng trong hệ thống thoát nước, chông ngập úng, hệ thống thủy lợi, tưới tiêu…
  • Hệ thống xử lý nước thải, hệ thống gom nước thảu
  • Được sử dụng trong ngành thực phẩm, đồ uống,…
  • Hệ thống phòng cháy chữa cháy PCCC
  • Các môi trường nước nóng, hơi nước, dầu, gas…

Cách lựa chọn van cổng phù hợp với hệ thống

Để có thể lựa chọn được cho mình dòng van tốt và phù hợp kích thước hệ thống đường ống; môi trường hoạt động thì bạn cần chú ý đến mấy điểm sau:

  • Điều đầu tiên là ta cần chú ý đến kích thước của van. Vì ta cần xem xét đến không gian để vận hành tay quay. Lựa chọn kiểu kết nối mặt bích hay lắp ren tương thích giữa van và đường ống để độ kín được nâng cao; tránh rò rì luôn chất ra bên ngoài.
  • Khi van hoạt động thì nên chú ý đến áp suất định mức của van. Để tránh việc quá áp gây ra hư hỏng và không hoạt động được
  • Và sử dụng van dưới lòng đất thì nên sử dụng van ty nổi. Điều này giúp cho người dùng có thể quan sát được hành trình đóng mở van một cách dễ dàng
  • Trong hệ thống có độ ăn mòn cao, áp lực lớn thì nên lựa chọn loại van được làm từ chất liệu gang, thép, inox. Để dễ uống và tăng thêm sức mạnh. Phần ghế đúc cao cấp cho hoạt động mô – men xoắn thấp cho việc bảo trì dễ dàng hơn
  • Và phải xem xét tính chất của dòng chảy, để lựa chọn van phù hợp.

Một số lưu ý khi sử dụng và bảo trì van

  1. Lưu ý khi sử dụng van cổng

  • Không được sử dụng van trong môi trường có áp suất cao hơn với áp suất làm việc của thiết bị
  • Trong trường hợp van bị kẹt ở vị trí giữa mở và đóng. Thì ta nên kiểm tra mặt van và chỗ ngồi. Hoặc có thể kiểm tra xem có vật thể lạ không, sau đó tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng.
  • Khi mô – men xoắn quá mức từ bộ truyền động có thể làm các bộ phận có bên trong.
  • Chức năng của dòng van có thể sự dụng để điều tiết dòng chảy. Nhưng khi áp suất cả mức độ cao sẽ gây ảnh hưởng đến các vị trí kết nối; làm gioăng làm kín dễ bị hư hỏng và làm rò lưu chất ra bên ngoài
  • Cần phải khóa vị trị van khi muốn vận hành trong một thời gian dài. Để van có thể hoạt động được ổn định và tránh việc bị xê dịch đĩa van trong quá trình vận hành
Hình ảnh van cổng
Hình ảnh van cổng
  1. Cách thức bảo trì van

  • Nếu không sử dụng van thường xuyên thì nên kiểm tra van một lần một tháng.
  • Nên làm giảm các áp lực hệ thống trước khi thực hiện việc bảo dưỡng
  • Thay thế cổng van bằng cách loại bỏ phần thân trên (nắp ca –pô) và thân cây. Vặn cổng và thay thế mới. Cài đặt trên cùng của cơ thể và tái trang bị thành dòng

Mua sản phẩm van cổng ở đâu?

Qua bài viết trên thì chắc hẳn bạn cũng đã hiểu rõ được những vấn đề cốt lõi để tạo ra được một van cổng có nhiều ưu điểm. Được sử dụng nhiều trong hệ thống đường ống hiện nay. Trên thị trường đây cũng chính là dòng van làm khuynh đảo nhiều người dùng vì độ thuận tiện của nó. Giá thành hợp lý; chất lượng tốt; chính sách bảo hành tốt nhất.

Chính vì độ hot như vậy nên đã xuất hiện nhiều hàng nhái, không đảm bảo chất lượng và giá thành cao. Để có thể tìm được cho mình đơn vị cung cấp van cổng thì khá khó khăn trong việc tìm kiếm. Để giải quyết được vấn đề khó khăn này thì để Tuấn Hưng Phát giúp bạn nhé!

Chúng tôi là đơn vị hàng đầu về lĩnh vực cung cấp van công nghiệp. Đảm bảo về chất lượng sản phẩm; giá cả, chính sách bảo hành ưu đãi nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp đầy đủ các giấy tờ CO – CQ cho quý khách. Để hiểu rõ được sản phẩm, thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline; để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ thêm về sản phẩm. Chúng tôi luôn phục vụ quý khách 24/7.

Cảm ơn quý khách đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi. Mong bài viết sẽ giúp ích được cho bạn trong việc chọn lựa dòng van phù hợp. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!