Van bướm
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van công nghiệp
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
Van điều khiển bằng điện
I. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động cơ bản của Van điều khiển điện
Van điều khiển điện được cấu tạo bởi 2 bộ phận chính là Bộ điều khiển và Thân van
1. Bộ điều khiển điện
– Chất liệu: Hợp kim nhôm sơn phủ Eboxy chống rỉ
– Điện áp hoạt động: 24V, 220V(thông dụng nhất), 380V
– Chịu nhiệt môi trường: -5~60 độ C
– Tiêu chuẩn chống thấm: IP67
– Dạng hoạt động: On/Off hoặc Tuyến tính theo góc mở
– Xuất xứ: Kosaplus Hàn Quốc, Haitima Đài Loan
Khi bộ điều khiển được cấp điện, các chip xử lý tín hiệu trên bo mạch của bộ điều khiển sẽ truyền lệnh đến motor van để bắt đầu thực hiện hành trình đóng hoặc mở van dựa trên cái đặt ban đầu của bộ điều khiển thông qua Tủ điện điều khiển PLC. Motor van hoạt động, nó sẽ truyền lực thông qua hệ thống các bánh răng để làm quay trục van được kết nối với tiếp điểm của bộ điều khiển. Các bộ điều khiển điện có lực kéo lớn đồng nghĩa với việc số lượng bánh răng tăng lên đáng kể, chính vì vậy, để có thể chạy hết một hành trình đóng-mở van thì thời gian đóng-mở van của bộ điều khiển điện có lực kéo lớn thường lâu hơn so với bộ điều khiển điện có lực kéo nhỏ. Thời gian đóng mở của van điều khiển điện thông thường từ 10s~20s, càng về sau thời gian đóng mở của nó có thể lên tới 1 phút.
Việc lựa chọn Van điều khiển điện cần tìm hiểu kỹ một số vấn đề cơ bản sau:
– Dạng hoạt động của van: Bộ điều khiển điện cho van có 2 dạng hoạt động chính, đó là dạng On/Off(Mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn) và dạng Modulating Control(Tuyến tính, đóng mở theo góc cài đặt). Theo đó, van điều khiển điện dạng Tuyến tính sẽ được sử dụng như một van điều tiết lưu lượng môi chất trong đường ống, từ đóng hoàn toàn – mở đến góc cài đặt – mở cả và ngược lại. Còn van dạng On/Off chỉ đơn thuần là đóng và mở hoàn toàn. Van điều khiển tuyến tính ngày càng được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên do giá thành của nó cao hơn rất nhiều so với dạng On/Off nên nó thường phổ biến với các size bé và số lượng nhất định ở từng bộ phận khác nhau trong hệ thống lắp đặt.
– Áp suất đường ống và loại van: Áp suất đường ống kèm theo loại lưu chất đã tác động rất lớn cho việc đóng mở van. Việc tính toán chính xác áp lực tối đa của đường ống kèm lưu chất lên van, chúng ta mới có thể lựa chọn đúng bộ điều khiển có lực kéo phù hợp nhất. Ngoài ra thì cùng một kích cỡ van, van bướm sử dụng bộ điều khiển có lực kéo thấp hơn khá nhiều so với van bi. Tuy nhiên, đối với các van có kích cỡ lớn, van bi thường không được sử dụng vì giá cao, thì việc lựa chọn van bướm điều khiển luôn được ưu tiên hơn cả.
Thông qua nhiều thí nghiệm thực tế thì Nhà sản xuất bộ điều khiển điện đã đưa ra bảng đề nghị trong việc lựa chọn bộ điều khiển điện cho từng kích cỡ van tương ứng. Tuy nhiên, trong thực tế sử dụng thì chúng ta nên linh động trong việc tăng hoặc giảm bậc của bộ điều khiển, để phù hợp nhất cho hệ thống của chúng ta. Mời các bạn tham khảo bảng đề nghị sau và lựa chọn cho mình một model phù hợp nhé:
– Nhiệt độ môi trường: Nhiệt độ môi trường lý tưởng để bộ điều khiển điện hoạt động tốt là từ -5 ~ 60 độ C. Nếu như nhiệt độ cao quá thì bộ phận làm kín của bộ điều khiển sẽ bị rò rì, điều này rất nguy hiểm bởi vì có thể dẫn đến tình trạng bị ngấm nước, gây chập cháy bộ điều khiển.
– Tiêu chuẩn chống thấm: Bộ điều khiển điện có tiêu chuẩn chống thấm là IP67, đảm bảo theo tiêu chuẩn quốc tế. Trên lý thuyết, chứng nhận IP67 cho phép ngâm thiết bị dưới độ sâu 1m trong 15~30 phút. Vì vậy, theo lý thuyết chúng ta có thể để Van điều khiển điện ở ngoài trời thoải mái. Nhưng đây chỉ là những thí nghiệm được thực hiện trong phòng thí nghiệm. Mực nước và áp suất ổn định thì thiết bị mới cho ra khả năng kháng nước tốt. Còn thực tế thì khó có thể đạt được điều này: một phần là các thiết bị khí được lắp đặt có được cách điện hoàn toàn hay không, sau nữa là kỹ thuật lắp đặt có đảm bảo tính chính xác 100%, và cuối cùng là môi trường cụ thể. Là một quốc gia có thời tiết nóng ẩm thường xuyên, lượng hơi nước trong không khí luôn ở mức cao, thì việc để bộ điều khiển điện tiếp xúc trực tiếp với môi trường là một lựa chọn thiếu khôn ngoan. Một số phòng kiểm nghiệm đưa ra ý kiến như sau “Đánh giá IP của thiết bị đã đạt được trong điều kiện phòng thí nghiệm ở chế độ chờ, do đó bạn không nên để thiết bị ngâm dưới nước, hoặc tiếp xúc với nước quá lâu khi van vẫn còn hoạt động.”
Ngoài các vấn đề nêu trên, thì giá cả cũng là một vấn đề cần được cân nhắc giữa Van điều khiển điện và Van điều khiển khí nén.
2. Thân van
Thân van của Van điều khiển điện thông dụng bao gồm các loại sau:
a. Van bướm: Khi lắp bộ điều khiển điện ta sẽ có Van bướm điều khiển điện
– Thân van bướm rất đa dạng về chất liệu, đa dạng về nhu cầu sử dụng: thân gang, thân inox304 inox316, thân nhựa, thân thép… Được sử dụng nhiều nhất là van bướm điều khiển điện thân gang và van bướm điều khiển điện thân inox304.
– Cánh van: được chế tạo từ inox304 là phổ biến nhất, vừa chịu nhiệt, chịu ăn mòn tốt, có thể sử dụng đa dạng với nhiều môi trường khác nhau
– Gioăng làm kín: gioăng làm kín của van bướm là cao su EPDM, TEFLON(PTFE), NBR, VITON..
– Áp lực làm việc: PN16, PN25
– Chịu nhiệt trong: từ 0~200 tùy vào chất liệu van, cánh van và gioăng làm kín
– Xuất xứ: Trước đây, chúng tôi sử dụng khá nhiều loại van cũng như xuất xứ để tạo nên Van bướm điều khiển điện. Nhưng nay chúng tôi đang là nhà nhập khẩu và phân phối độc quyền của dòng Van bướm Wonil Hàn Quốc. Van bướm Wonil Hàn Quốc đáp ứng hầu như tất cả các nhu cầu hiện nay.
Hình ảnh Van bướm điều khiển điện
b. Van bi:
Van bi điều khiển điện
– Van bi chủ yếu sử dụng chất liệu inox304, có độ bên cơ học cao, có khả năng chịu nhiệt là chống ăn mòn bởi hóa chất rất tốt. Bên cạnh đó, van bi inox304 thường “sạch” hơn so với các van có chất liệu khác, nên được dùng nhiều trong môi trường vi sinh
– Gioăng làm kín: TEFLON là chất liệu chịu nhiệt, chống ăn mòn của hóa chất, rất cứng. Gioăng TEFLON của van bi sau khi sử dụng nhiều năm mới có tình trạng bị ăn mòn nhiều, nhưng việc thay thế rất dễ dàng nên tiết kiệm được nhiều chi phí, không cần phải thay van mới.
– Áp lực làm việc: van bi inox304 loại nối ren có thể chịu được áp suất lên đến 63bar, tuy nhiên nó lại chỉ được sản xuất để lắp cho các đường ống có kích thước nhỏ từ DN15 đến DN50. Ở các size lớn từ DN50 trở đi, van bi được sản xuất với dạng lắp bích, nhưng vấn đề giá thành cao nên van bi thường dừng lại ở kích thước DN250, và mức áp của các van bi size lớn này là 25bar.
– Nhiệt độ làm việc: do được chế tạo từ đa số các chất liệu chịu nhiệt nên chúng ta không ngạc nhiên khi mức độ chịu nhiệt của van bi có thể lên tới 250 độ C.
– Tùy vào mục đích sử dụng cũng như thiết kế hệ thống, chúng ta có thể lựa chọn Van bi điều khiển điện dạng lắp ren hoặc lắp bích . Mỗi dạng kết nối sẽ mang lại kết quả khác nhau, giá thành khác nhau…
Hình ảnh Van bi điều khiển điện
c. Van cầu: Van cầu điều khiển điện
– Chất liệu tạo nên Van cầu là gang dẻo, có khả năng chịu nhiệt và áp suất vượt trội hơn so với Van bướm và Van bi. Van cầu điều khiển điện chủ yếu được sử dụng cho các môi trường hơi nóng, hơi nước…là những vị trí có nhiệt độ và áp suất rất cao
– Áp suất làm việc: PN25, PN40, PN63, PN100
– Chịu nhiệt: thông thường Van cầu điều khiển điện có thể hoạt động tốt với lưu chất trong đường ống có nhiệt độ lên tới 350 độ C. Tuy nhiên, bộ điều khiển điện lại không thể làm được điều đó. Chính vì vậy, việc cách nhiệt giữa phần thân van cầu và bộ điều khiển luôn được kiểm soát tuyệt đối. Và nó được phản ánh qua việc sản phẩm Van cầu điều khiển điện được đóng gói trọn bộ từ khi xuất xưởng.
Hình ảnh Van cầu điều khiển điện
II. Phân loại Van điều khiển điện
Van điều khiển điện được chia làm 2 loại cơ bản dựa theo dạng hoạt động của Bộ điều khiển: Bộ điều khiển điện cho van có 2 dạng hoạt động chính, đó là dạng On/Off(Mở hoàn toàn hoặc đóng hoàn toàn) và dạng Modulating Control(Tuyến tính, đóng mở theo góc cài đặt). Theo đó, van điều khiển điện dạng Tuyến tính sẽ được sử dụng như một van điều tiết lưu lượng môi chất trong đường ống, từ đóng hoàn toàn – mở đến góc cài đặt – mở cả và ngược lại. Còn van dạng On/Off chỉ đơn thuần là đóng và mở hoàn toàn.
Ở bài viết này, chúng ta chỉ tìm hiểu cơ bản về Van điều khiển điện nói chung. Còn để có cái nhìn chính xác, chi tiết và cụ thể về 2 loại van trên, mời các bạn tham khảo “TẠI ĐÂY”. Nhưng trước tiên, các bạn hãy xem qua một vài hình ảnh về Van điều khiển điện dạng On/Off và Tuyến tính:
III. Ứng dụng của Van điều khiển điện
Van điều khiển điện có rất nhiều ưu điểm nổi bật để được đưa vào sử dụng:
– Dễ dàng lắp ráp và cài đặt
– Mọi vấn đề về điều khiển đều được thông qua tủ điều khiển PLC, chúng ta không cần phải xuống tận nơi để kiểm tra tình trạng hoạt động của van
– Nguồn cấp điện luôn có sẵn, luôn đảm bảo tính ổn định khi sử dụng
– Trong trường hợp xấu nhất là mất điện thì Van điều khiển điện vẫn có thiết kế thêm tay quay phụ để vận hành van
Chính vì những điều đó, chúng ta có thể bắt gặp Van điều khiển điện ở rất rất nhiều hệ thống:
– Nhà máy nước sạch
– Các khu xử lý nước thải
– Nhà máy sản xuất, chế biến lương thực, thực phẩm
– Các khu công nghiệp, nhà máy hóa chất, khu chế xuất
– Sản xuất dệt nhuộm, nhiệt điện, khai thác khoáng sản..
Công ty TNHH Thương mại Tuấn Hưng Phát hân hạnh là nhà phân phối độc quyền của 2 nhà cung cấp bộ điều khiển điện nổi tiếng trên thế giới là Kosaplus của Hàn Quốc và Haitima của Đài Loan. Kho hàng chúng tôi luôn có đầy đủ bộ điều khiển để lắp cho các van từ size DN15 đến DN200(van bi) từ DN50 đến DN600(van bướm). Bên cạnh đó, trên thực tế cung cấp ra thị trường cũng như trực tiếp thi công ở nhiều công trình, chúng tôi có rất nhiều kinh nghiệm trong việc tư vấn thiết kế, tư vấn lắp đặt và sử dụng, tư vấn bảo trì bảo dưỡng. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của Quý khách hàng, cũng như sớm nhận được các đơn đặt hàng của Quý khách. Xin trân trọng cảm ơn những Quý khách đã tin tưởng, ủng hộ chúng tôi trong suốt thời gian qua!