Mức xử phạt ăn trộm nước

Để phục vụ cho nhu cầu sử dụng nước sạch của người dân, các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước và các đơn vị liên quan đã đưa ra các mức giá tốt nhất. Thế nhưng, với mức giá chỉ vài nghìn trên m3 nước sạch vẫn có nhiều trường hợp ăn trộm nước sạch với đủ “mánh khóe” ăn trộm khác khác nhau, nhằm qua mắt cơ quan chức năng. Đây chính là thực trạng dẫn đến thất thoát nước. Và cũng là lí do tại sao có các mức xử phạt ăn trộm nước để giải quyết tình trạng này. Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết.

Những “mánh khóe” tinh vi ăn trộm nước

Ví dụ điển hình: trong lần đi thực nghiệm thì cơ quan chức năng đã kiểm tra được một nhà hàng ở Ba Đình có hành vi ăn trộm nước. Cách thức ăn cắp rất công phu, nhà hàng Hội Quán đã đấu nối trực tiếp vào ống dịch vụ được làm từ thép tráng kẽm, có phi ống là 15, đủ để sử dụng trong hệ thống nước sạch. Nhưng vị trí ống lại không qua đồng hồ nước và cũng không có hợp đồng sử dụng nước. Và trong một khoảng thời gian dài thì nhà hàng đã không mất một đồng tiền nước nào khi sử dụng nước sạch.

Hay trong một trường hợp khác, tại phường Khương Trung, Thanh Xuân, tổ quan lý mạng Xí nghiệp KDNS Cầu Giấy trong quá trình đào và tháo đồng hồ 40 chuyển ra ngoài nhằm chống thất thoát nước, đã phát hiện ra 1T 40 đấu trước đồng nối vào ống 26 thép nằm trong khuôn viên của Công ty Fafilm Việt Nam.

Và còn nhiều trường hợp ăn trộm nước khác nhau. Qua đây, có thể thấy chuyện ăn trộm nước sạch không phải chỉ mới diễn ra, mà nó đang được phát triển với nhiều thủ đoạn tinh vi hơn. Ngày trước họ chỉ dùng cách phá bỏ kẹp chì niêm phong đồng hồ, sau đó thì tháo lấy cánh quạt cắt gọt nhỏ đi; vỗ nhẹ thân đồng hồ là sai số… Nhưng hiện nay thì nhiều đối tượng còn ngang nhiên lất thọc dây thẳng vào sau đồng hồ hoặc là gắn dây phanh vào vòi nước, đến đợt kiểm tra thì rút dây ra.

Có thể thấy các thủ đoạn trộm nước ngày càng trở nên tinh vi nên nó gây ra rất nhiều khó khăn cho lực lượng chức năng. Theo lãnh đạo một đơn vị cấp nước thủ đoạn đơn thuần là đâm cây kim khéo léo vào đồng hồ làm kim đồng hồ quay khi nhận làm lượng tiêu thị bị chậm lại; hoặc đối tượng sử dụng nam châm đặt lên đồng hồ nước với mục đích làm chậm tốc độ quay của kim đồng hồ; hay đối tượng lợi dụng lúc nửa đêm hay ban ngày lúc vắng người để lắp một đường ống cấp nước tiêng từ mạng cấp nước chung, đưa nước không qua đồng hồ.

Nguyên nhân do thiếu chế tài xử phạm?

Trước đây, tình trạng ăn trộm nước diễn ra thường xuyên hơn vì thiếu chế tài, hiếm ngành cấp nước thu hồi được lượng nước sạch, quy đổi bằng tiền, đã thất thoát.

Mặc dù ngành cấp nước đã có nhiều biện pháp để ngăn chặn hành vi gian lận nước nhưng vẫn không thể ngăn chặn được. Và cách xử lý hành vi ăn trộm nước tựu trung chỉ là lập biên bản rồi thương thảo việc bồi thường. Nhưng cũng có trường hợp ngoan cố, không thừa nhận tội trạng ăn trộm nước của mình. Vì vậy mà tốn rất nhiều thời gian để thương thảo bồi thường, và cũng khó để quy đổi bằng tiền.

Vì thiếu cơ sở pháp lý, thiếu quy định chế tài để xử lý những hành vi gian lận. Nhưng cũng có biện pháp mạnh là cắt nước, ngưng cung cấp nước để cảnh báo với những hành vi ăn trộm. Tuy nhiên thì cách làm này cũng không mang lại tính răn đe cao.

Nhưng từ tháng 05/2009, Nghị định 126 đã được thay thế bằng Nghị định 23 và theo Nghị định 23, mảng cấp nước không còn thuộc Thanh tra Giao thông thụ lý.

Mức xử phạt trộm nước theo nghị định 23

Như đã nói ở trên, trường hợp ăn trộm nước trước đây gặp rất nhiều khó khăn trong khâu xử phạt. Nhưng hiện nay thì dễ dàng hơn, vì đã có chế tài, mức độ xử phạt phù hợp với từng trường hợp.

Theo Nghị định 23 của Thủ tướng Chính phủ, những hành vi vi phạm như sau:

  • Sử dụng nước trước đồng hồ nước
  • Làm sai lệch đồng hồ đo nước
  • Tự ý thay đổi vị trí, cơ, loại đồng hồ đo nước
  • Gỡ niêm phong, niêm chì của thiết bị

Tất cả những trường hợp trên sẽ bị phát từ 2 – 5 triệu đồng.

Còn đối với những trường hợp như sau:

  • Thay đổi đường kính ống cấp nước không đúng quy định
  • Sự dụng nước từ mạng lưới cấp nước, trụ nước phòng chảy, chữa cháy vào mục đích khác

Những trường hợp trên sẽ bị xử lý và phạm từ 5 – 10 triệu đồng. Và tùy vào mức độ vi phạm, và mức phạm cao nhất chính là từ 60 – 70 triệu đối với hành vi tự đục tuyến ống nước thô hoặc đường ống truyền tải nước.

Qua đây có thể thấy được hành vi ăn trộm nước gây rất nhiều khó khăn và là hành vi không thể chấp nhận được. Và qua đây bạn cũng đã hiểu được các Mức xử phạt ăn trộm nước. Rất mong bài viết có thể giúp ích được cho bạn.

Xem thêm: Cách để nhận biết đồng hồ nước bị hỏng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *