Nhựa PVC, uPVC là 2 loại nhựa tổng hợp không hóa dẻo được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như sản xuất các loại van công nghiệp, sản xuất đường ống nước… Với ưu điểm chống ăn mòn cực tốt nên được ưu tiên sử dụng trong môi trường nước thải hoặc hóa chất có tính ăn mòn mạnh. Vậy cụ thể nhựa PVC, uPVC là gì? Thành phần và nguồn gốc của nhựa PVC, uPVC? Để có thể hiểu rõ hơn được về loại nhựa này thì chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu nội dung dưới đây nhé!
Khái niệm nhựa PVC và nhựa uPVC là gì?
Trước tiên là khái niệm về nhựa PVC có tên gọi đầy đủ là Polyvinyl Clorua là một loại nhựa nhiệt dẻo, không mùi và ở dưới dạng thể rắn. Loại nhựa này màu trắng là màu phổ biến nhất và cũng có loại không màu hoặc là màu hổ phách. PVC là loại nhựa có lịch sử lâu dài nhất trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Loại này được tổng hợp từ 1835 và đến 1937 thì được sản xuất trên quy mô công nghiệp hoàn chỉnh hơn.
Còn về khái niệm của nhựa uPVC có tên gọi đầy đủ là Poly Vinyl Chloride, hiểu đơn giản là loại nhựa tổng hợp nhưng không có độ hóa dẻo, thành phần của nó chủ yếu là bột PVC, có độ chất ổn định nhiệt, bôi trơn tốt và các chất phụ gia không có hoặc là hàm lượng chất hóa dẻo thấp.
Tuy nhiên, hai loại nhựa này lại có điểm khác nhau như sau:
- Loại nhựa PVC có độ dẻo, mềm và có thể uốn cong dễ dàng. Tuy nhiên thì loại nhựa này lại gây hại đến sức khỏe của con người khi tiếp xúc quá nhiều. Khi con người tiếp xúc trong môi trường làm việc như chế biến thì nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe. Và đặc biệt khi có loại nhựa này thì tránh đốt hoặc nếu nhựa bị nóng chảy hoặc bắt lửa thì ta nên tránh xa, vì khi đốt nhựa PVC này sẽ sinh ra một loại khói vô cùng độc, nguy hiểm tới tính mạng của con người.
- Còn về nhựa uPVC thì loại này không chứa các chất làm dẻo nên nó có độ cứng và không thể uốn công được. Nhưng nó lại có độ bền cao hơn so với loại nhựa PVC khi được sử dụng trong cùng một môi trường, thời gian. Nhựa uPVC có độ cứng cao nên nó có thể chịu tác động va đạp và nó có thể tái sử dụng được mà không gây nguy hại đến môi trường và con người khi tiếp xúc gần nó.
Lịch sử hình thành, nguồn gốc và phát triển của nhựa PVC
Trên thị trường hiện nay thì nhựa PVC được xem là vật liệu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, để trở thành vật liệu được nhiều người tin dùng thì nhựa PVC cũng trải qua nhiều sự thay đổi để có thể phù hợp nhất, mang đến cho người dùng sự tiện lợi và nhiều hữu ích trong đời sống hằng ngày. Lịch sử hình thành của nhựa PVC như sau:
- Năm 1835
Đây chính là năm đầu tiên nhựa PVC ra đời. Nó được ra đời nhờ nhà hóa học, nhà vật lý học người Pháp tên là Henri Regnault đã tổng hợp thành công VinyClorua (VC). Đây chính là nguyên liệu để tạo nên PVC.
- Năm 1872
Đến năm này thì Polyvinyl clorua (PVC) được phát hiện lần đầu tiên bởi Baumann, lúc đó ông đang phơi ống nghiệm chứa VC dưới ánh sáng mặt trời và sản phẩm được tạo ra có một dạng bột màu trắng. Tuy nhiên, lúc đó vẫn chưa biết được bản chất hóa học của nó là gì.
- Năm 1912
Sau bốn năm thì PVC được công nhận nhờ có Iwan Ostromislensky – một nhà hóa học hữu cơ người Nga tìm ra nhưng thực tế lại được Fritz Klatte ( Đức) đã công bố một quy trình sản xuất PVC. Tuy nhiên, lúc này polyme tính ổn định của nó vẫn chưa tốt, độ cứng cao nên khó có thể gia công được. Chính vì vậy mà nó ít được quan tâm và không được ứng dụng nhiều trong đời sống.
- Năm 1926
Trong năm này thì tiến sĩ Waldo Semon người Mỹ, đã tìm ra được phương pháp dẻo hóa PVC. Đây được xem là bước đột phá đầu tiên để khắc phục được những nhược điểm trước đó khi gia công cho PVC. Sau phát mình vĩ đại đó thì có rất nhiều các nghiên cứu và sáng chế về độ ổn định cho PVC được công bố.
- Năm 1933
Đến năm này thì xuất hiện nhiều dạng PVC và được tổng hợp ở Mỹ và Đức và phải đến năm 1937, PVC mới được đưa vào ngành sản xuất trên quy mô lớn và hoàn chỉnh tại Đức và sau đó là Mỹ.
Đặc điểm của nhựa PVC, uPVC
Để trở thành vật liệu được ứng dụng nhiều trong đời sống thì chắc hẳn nhựa PVC, uPVC có nhiều đặc điểm nổi trội hơn so với những loại nhựa khác. Loại nhựa mang đến hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với các hệ thống của nhà máy, nhà xưởng, hệ thống dân dụng, hệ thống dân sinh xã hội…
- Có độ bền cao: nhựa có khả năng chịu được các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Ngoài ra, nó còn có tính chống ăn mòn, chống sốc và chống bị mài mòn.
- Nhựa uPVC có thể chịu được nhiệt độ cao, khả năng chống cháy tới 1000 độ C, chỉ nóng chảy ra chứ không cháy. Nhựa không bị oxy hóa, không bị co ngót hay bị biến dạng theo thời gian.
- Phạm vi nhiệt độ và áp lực cho phép từ 60 độ C và 450 PSI thì nhựa uPVC có thể kháng được hóa học cao.
- Còn nhựa PVC thì chứa 57% Clo có nguồn gốc từ muối thông thường nên khi đốt cháy hàm lượng clo của nó sẽ dập tắt ngọn lửa. Nhựa PVC có nhiệt độ cao tới 455 độ C và nhiệt độ do PVC giải phóng khi bị đốt cháy thấp hơn nhiều lần so với nhiệt độ được phóng ra bởi các loại nhựa khác như là PE và PP.
- Ngoài ra, nhựa PVC còn có tính cách điện: với đặc tính có thể chịu được cường độ điện lớn mà không bị phá vỡ cấu trúc của nhựa PVC, khả năng chống cháy nên nhựa được dùng để sản xuất các cáp truyền thông, bang cách điện, cáp điện, hộp công tắc hoặc các vật dụng cách điện dân dụng khác.
- Ở nhựa uPVC không thể phân hủy sinh học được nhưng nó có thể tái sử dụng lại nên không ảnh hưởng đến môi trường cũng như là sức khỏe của con người.
Ứng dụng của nhựa PVC, nhựa uPVC
Với những điểm nổi bật ở trên thì nhựa PVC, uPVC được sử dụng rộng rãi trong những lĩnh vực công nghiệp, công trình xây dựng và được dùng trong nhiều lĩnh vực khác nhau:
- Nhựa uPVC được ứng dụng hầu hết các công trình như là xây dựng các nhà cao tầng, nhà phố, biệt thựa. Trong quá trình lắp đặt cao, tiện lợi và không tốn chi phí để bảo dưỡng cũng như là ảnh hưởng đến môi trường.
- Nhựa PVC được sử dụng để sản xuất ống, thiết bị hoặc là phụ kiện. Đây đều là những thiết bị được sử dụng nhiều trong xây dựng nhà chung cư cũng như là nhà dân, trong các hệ thống nước cấp và nước thải.
- Được sử dụng trong việc chế tạo dây diện, dây cáp: nhựa này được sử dụng để chế tạo và sản xuất cáp điện và tùy thuộc vào tỷ lệ pha trộn các phụ gia mà cáp điện có thể được các nhiệt độ khác nhau. Và các dây điện dân dụng thông thường, cáp chịu được nhiệt độ khoảng 70 độ C, còn các cáp điện công nghiệp sản phẩm có thể chịu nhiệt độ tới 90 ~ 100 độ C. Và nó còn có thêm thành phần phụ gia chống cháy.
- Được sử dụng trong phòng cháy chữa cháy
- Thích hợp cho nhiều ứng dụng đường ống công nghiệp hay van nước công nghiệp như: van một chiều nhựa, van bướm nhựa, van cổng nhựa.v.v
- Được chế tạo ra làm tấm che, màng phủ: Vì nhựa có thể tạo độ dẻo nên có thể sử dụng được làm các màng mỏng như tấm bạt che, áo mưa, nhãn chai nước…
- Nhựa PVC, uPVC được chế tạo trong việc sản xuất thiết bị đóng gói, dệt may. Nhựa được sử dụng để chế tạo để tạo ra các vật liệu đóng gói, bao bì màng, máng nước, miếng đệm. Trong ngành dệt may thì sử dụng để chế tạo bộ trải giường mỏng, màng mái hay hệ thống thủy lợi, thảm sàn…
- Một điểm nữa là nhựa còn được sử dụng để chế tạo ra đồ chơi thể thao và ứng dụng trong đồ y tế. Nhựa được sử dụng nhiều trong việc tạo ra các sàn chống trượt, dây nhảy trong suốt, các thảm thể thao, các balo cao cấp có chứa lớp nhựa dẻo PVC. Còn trong y tế thì nó tạo ra các túi xách tĩnh mạch, túi đựng máu, ống hô hấp, ống thông hoặc là thiết bị lọc máu…
Kết luận
Qua bài viết trên thì chắc hẳn bạn đã hiểu rõ được nhựa PVC và nhựa uPVC. Một loại nhựa được ứng dụng rất nhiều trong đời sống hằng ngày. Nhựa có khả năng chống nước tốt, màu sắc đa dạng phù hợp với nhiều lĩnh vực.
Để có thể mua được các sản phẩm như van công nghiệp làm từ nhựa thì bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua hotline để được nhân tư và hỗ trợ về các sản phẩm. Công ty Tuấn Hưng Phát chúng tôi là đơn vị phân phối độc quyền, cam kết hàng chuẩn chính hãng với chính sách bảo hành và giá cả ưu đãi nhất.
Mọi thông tin chi tiết, bạn có thể liên hệ đến hotline. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày vui vẻ!
Tham khảo thêm: Áp suất là gì?