Khi nhắc đến bộ điều khiển tuyến tính thì chắc hẳn nó không còn xa lạ gì với nhiều người khi sử dụng các loại van công nghiệp trong hệ thống đường ống của mình. Với xã hội hiện đại thì các công nghiệp được áp dụng vào trong máy móc càng nhiều, vì vậy có nhiều loại van được lắp đặt thêm bộ điều khiển dạng on/off hoặc là tuyến tính. Trong đó, bộ điều khiển tuyến tính phổ biến hơn cả.
Bộ điều khiển tuyến tính là thiết bị không chỉ có chức năng đóng mở dòng chảy mà nó còn có thể điều tiết được dòng lưu chất chảy qua van với độ chính xác cao. Khi sử dụng bộ điều khiển này nó sẽ giúp cho người dùng tăng năng suất và hiệu quả hoạt động của hệ thống một cách tối ưu nhất. Và để có thể hiểu rõ được bộ điều khiển tuyến tính là gì? Có cấu tạo như thế nào?… Chúng ta cùng nhau tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Khái niệm bộ điều khiển tuyến tính là gì?
Bộ điều khiển tuyến tính còn có tên tiếng Anh là Pneumatic positioner. Là một thiết bị phụ kiện được lắp đặt kèm theo bộ truyền động khí nén. Nó có chức năng là điều tiết luồng khí nén trước khi được đưa đến bộ truyền động. Đây là kiểu điều khiển căn bản trong hoạt động điều khiển ở trong các mạch điện công nghiệp.
Và bộ điều khiển tuyến tính thường được lắp đặt trong các van công nghiệp để có thể giúp cho người dùng một phần nào đó kiểm soát được lượng dòng chảy đi qua van, điều tiết được dòng chảy. Trong bộ điều khiển thì sẽ được gắn thêm hành trình của pit tông. Nhờ có điểm này mà điều khiển góc mở của van cơ được vận hành. Khi bộ điều khiển được cấp khí nén thì sẽ được gọi là bộ điều khiển khí nén tuyến tính. Còn khi sử dụng điện thì nó sẽ được gọi là bộ điều khiển điện tuyến tính.
Ngoài ra, bộ điều khiển còn có chức năng xác định được vị trí hiện tại của van, từ đó mà nó có thể điều tiết được lưu lượng để chuyển về vị trí mà người dùng mong muốn. Và bộ điều khiển có thể sử dụng nguồn điện áp 4~20 Ma hoặc là tín hiệu analog 0~10V để điều khiển. Còn đối với áp lực khí thì nó sẽ áp lực khí tương đương là 3~8 bar.
Khi sử dụng bộ điều khiển tuyến tính thì nó có thể giúp người dùng điều chỉnh được nhiệt độ, áp suất, lưu lượng. Và để giúp cho hệ thống của mình hoạt động tốt thì bạn không thể bỏ qua được bộ điều khiển tuyến tính, nhất là trong những hệ thống của các nhà máy chế biến, khai thác và trong các đường ống dẫn truyền chất.
Nếu có bộ điều khiển tuyến tính trong hệ thống thì sẽ giúp hệ thống chuyển động an toàn và sạch sẽ với khả năng kiểm soát được độ chuyển động chính xác. Và nó hoạt động không tốn nhiều năng nên là có tuổi thọ dài và ít cần bảo dưỡng.
Với thiết kế nhỏ gọn nên dễ dàng lắp đặt, kể cả không gian chật hẹp và chúng giá thành rẻ hơn so với các loại khác.
Cấu tạo của bộ điều khiển tuyến tính
Trong phần cấu tạo của bộ điều khiển tuyến tính thì khá là đơn giản. Và cấu tạo của bộ điều khiển sẽ có motor điện thông thường, ngoài ra nó được gắn thêm thiết bị tự động hóa thông minh. Cấu tạo của bộ điều khiển tuyến tính gồm có:
- Vỏ bộ điều khiển:
Đây là bộ có chứa và bảo vệ các linh kiện bên trong của đầu điều khiển. Chúng được chế tạo từ hợp kim nhôm nguyên khối và bên ngoài được sơn một lớp Epoxy để có thể tránh các ảnh hưởng từ bên ngoài môi trường. Loại này được sản xuất theo tiêu chuẩn IP67 nên có thể đảm bảo được khả năng chống bám bụi và chống nước khá tốt.
- Bộ điều khiển
Trong bộ điều khiển có thể được sử dụng điện áp 220V, 24V, 380V hoặc là sử dụng khí nén 3 ~ 8 bar. Với nhiệm vụ chính là chuyển hóa điện năng thành động năng. Khi đó là thông qua hệ số bánh răng mà làm quay trục, giúp van có thể đóng mở.
- Hộp số – Gear giảm tốc
Đây là bộ phận được cấu tạo bởi những bánh răng ăn khớp với để có thể truyền được lực từ motor đến trục van, từ đó khiến cho momen xoắn, van hoạt động
- Phần bảng mạch
Là bộ phần tiếp nhận nguồn điện, nguồn khí và đưa ra hành trình vận hành cho van có chúng bao gồm có cổng kết nối và bảng mạch truyền dẫn.
- Thiết bị tự động hóa thông minh:
Bộ phận này có nhiệm vụ là xử lý các tín hiệu đầu vào và đồng thời chúng điều khiển hoạt động của motor trong thiết bị truyền động. Đây được xem như là bộ nào của bộ điều khiển tuyến tính. Vì chúng được nhận tín hiệu điều khiển từ các cảm biến hoặc là trung tâm điều khiển.
Ngoài ra, bộ phận này còn được gắn thêm một màn hình LCD giúp cho người dùng có thể quan sát được các thông số và trạng thái đóng mở lúc đó của van.
Nguyên lý hoạt động của bộ điều khiển tuyến tính
Van có thể đóng mở 100% hay không tất cả nhờ vào bộ cơ cấu chấp hành. Bộ phận này được nhận dạng dưới dạng tuyến tính hoặc là on/off từ thiết bị điều khiển. Đối với van mà có bộ điều khiển tuyến tính thì khi áp lực của dòng chảy trong hệ thống bắt đầu được bơm vào với số lượng ngày càng lớn, lúc đó sẽ tạo ra một lực áp suất có trong van và được gửi đến hệ thống điều khiển. Khi có lực đẩy thì bộ điều khiển sẽ khiến van mở ra một góc nhất định để nước có thể chảy ra ngoài với mục đích nhằm giảm đi áp lực có trong đường ống. Còn trường hợp áp lực mà xuống mức bình thường thì van sẽ tự khắc đóng lại.
Đặc điểm của bộ điều khiển tuyến tính
Để so sánh bộ điều khiển tuyến tính với các loại bộ điều khiển thì tuyến tính có phần vượt trội hơn nhờ có đặc điểm sau:
- Chúng được vận hành hoàn toàn tự động nhờ có bộ điều khiển với công nghệ cao và luôn nằm ở trạng thái chờ. Nếu người dùng muốn nhận được tín hiệu xung thì bộ điều khiển sẽ hoạt động đóng mở theo góc đã được cài đặt trước đó.
- Bộ điều khiển sử dụng áp lực và điện áp thông dụng ở Việt Nam, nên thiết bị được sử dụng rộng rãi trong hệ thống đường ống dân dụng đến công nghiệp.
- Khi sử dụng bộ điều khiển tuyến tính thì người dùng có thể điều khiển van đóng mở theo một góc tùy ý, nhằm mục đích điều chỉnh được dòng lưu chất theo ý muốn
- Ngoài ra, bộ điều khiển còn được lắp thêm một màn hình LCD để hiển thị các thông số và tình trạng đóng mở của van.
- Với bộ điều khiển tuyến tính thông minh mà người dùng có thể điều khiển từ xa đối với những vị trí mà con người khó có thể tiếp cận bằng tay được hoặc là những môi trường độc hại.
Phân loại van điều khiển tuyến tính
Trong bộ điều khiển thì nó chia ra làm hai loại cơ bản như sau:
- Van điều khiển điện tuyến tính ( sử dụng điện áp: 24V, 220V, 380V)
- Van điều khiển khí nén tuyến tính ( thông thường được sử dụng khí nén 3~8 bar)
Ứng dụng của bộ điều khiển tuyến tính
Bộ điều khiển tuyến tính thường được lắp đặt tròn các van cơ nên có loại van điều khiển tuyến tính. Và loại van được lắp cùng đó là van bướm và van bi, tạo ra thiết bị van bướm điều khiển điện/ khí nén tuyến tính và van bướm điều khiển điện/ khí nén tuyến tính. Ngoài ra, thì nó còn được lắp đặt với van cầu và van cổng.
Công ty Tuấn Hưng Phát chúng tôi là đơn vị cung cấp tất cả các dòng van có lắp đặt thêm bộ điều khiển tuyến tính. Để có thể mua và được tư vấn thêm về sản phẩm thì bạn có thể liên hệ đến hotline để được nhân viên tư vấn và hỗ trợ thêm về các sản phẩm van có bộ điều khiển tuyến tính. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo các sản phẩm của chúng tôi. Chúng tôi cam kết là hàng chuẩn chính hãng, chính sách ưu đãi và giá cả ưu đãi nhất. Chúng tôi luôn luôn phục vụ quý khách 24/7.
Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết. Chúc bạn có một ngày an lành!